SCG dự kiến chi 47.000 tỷ giảm phát thải nhà kính

Tập đoàn này đề xuất mô hình ESG 4 Plus có mức đầu tư ban đầu đến 47.000 tỷ đồng để đạt mục tiêu giảm 20% phát thải khí nhà kính vào năm 2030.

Mới đây, tại “Hội nghị khởi động xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn của Việt Nam”, ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn SCG cho biết: “Tập đoàn mong muốn góp phần thúc đẩy nhiều hơn những sáng kiến về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Vì thế, chúng tôi có mục tiêu bắt tay cùng các đối tác để cùng phát triển hướng đến sự bền vững cho tương lai”. SCG cũng là tập đoàn tiên phong ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn qua các chiến lược phát triển cụ thể cho từng nhóm ngành.

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn SCG phát biểu tại hội nghị.

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn SCG phát biểu tại “Hội nghị khởi động xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn của Việt Nam”, ngày 28/6.

Cùng cam kết của Việt Nam tại COP26 vào cuối năm 2021, SCG đề ra chiến lược hướng đến giảm phát thải carbon ròng bằng 0. Theo lộ trình này, tập đoàn đề xuất mô hình ESG 4 Plus có mức đầu tư ban đầu lên đến 47.000 tỷ đồng để đạt mục tiêu giảm 20% phát thải khí nhà kính vào năm 2030.

Dựa vào thế mạnh riêng, các công ty thành viên của tập đoàn đã triển khai nhiều chiến lược áp dụng kinh tế tuần hoàn. Cụ thể, dưới các mục tiêu về Go Green, ngành xi măng – vật liệu xây dựng đã phát triển nhãn hiệu SCG Green Choice với hai cải tiến cho sản phẩm xi măng. Các dòng sản phẩm đạt chuẩn được doanh nghiệp khẳng định sẽ góp phần tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, kéo dài giá trị sử dụng và tốt cho sức khỏe người dùng. Với nỗ lực thay thế nguyên liệu và hệ thống thu hồi nhiệt khí thải, SCG đã giảm thiểu 115.000 tấn CO2 hàng năm. Ứng dụng kinh tế tuần hoàn cũng góp phần giúp ngành này giảm 59.000 tấn tài nguyên thiên nhiên mỗi năm.

Với ngành kinh doanh bao bì, SCGP đã thực hiện mục tiêu Net Zero hướng đến phát triển bền vững bằng việc tối ưu hóa quy trình và sử dụng năng lượng hiệu quả; gia tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo; sử dụng nhiên liệu carbon thấp; áp dụng các giải pháp bù trừ carbon; tối ưu hóa định giá carbon nội bộ góp phần “xanh hoá” ngành bao bì. Nổi bật là ý tưởng giường làm từ giấy tái chế để đáp ứng nhu cầu của các bệnh viện dã chiến trong Covid-19.

Bên cạnh đó, SCGC – ngành hóa dầu của SCG cũng thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trên nhiều khía cạnh. Ngoài tiêu chuẩn SCGC Green Polymer để nâng cao hiệu quả sinh thái của vật liệu, tập đoàn cũng thí điểm mô hình phân loại rác tại nguồn ở hai trường tiểu học xã Long Sơn, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Sau 8 tháng triển khai, dự án đã thu được 1,5 tấn rác để tái chế và góp phần hình thành thói quen phân loại rác cho các em nhỏ cũng như trong cộng đồng.

Các mô hình trưng bày tại hội nghị được làm bằng giấy tái chế của SCGP.

Các mô hình trưng bày tại hội nghị được làm bằng giấy tái chế của SCGP.

Theo đại diện lãnh đạo SCG, mục tiêu ESG (nhóm các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị minh bạch) không thể thành công chỉ với hành động đơn phương của riêng cá nhân, tổ chức. Phát triển bền vững chỉ khả thi dưới sự chung tay hành động mang tính chiến lược từ cả Chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp. Do đó, các công ty thành viên của tập đoàn SCG luôn chủ động thúc đẩy quan hệ hợp tác với các tổ chức, bộ ban ngành liên quan. Đơn cử, sự hợp tác giữa SCGP và tổ chức CEFLEX để phát triển các dòng bao bì thân thiện với môi trường. Tập đoàn cũng cộng tác cùng nhiều doanh nghiệp cùng ngành bao bì như Family Mart, AEON, Lazada Express… để tái chế hộp giấy đã qua sử dụng.

Dấu ấn khác là tập đoàn cùng Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Dow Việt Nam và Unilever Việt Nam ký kết hợp tác công – tư xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam. Tại “Hội nghị khởi động xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn của Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức mới đây, đại diện SCG đã chia sẻ những ý kiến nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, đồng thời tạo lập mạng lưới đối tác và chia sẻ các mô hình tài chính đổi mới, công nghệ xanh.

Các mô hình trưng bày thành quả KTTH của SCG tại Hội nghị.

Các mô hình trưng bày thành quả kinh tế tuần hoàn của SCG tại hội nghị.

“Khởi sự từ cam kết bền vững, những thành quả đi kèm đã góp phần tạo nền tảng để SCG toàn diện hóa chiến lược lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào cả 3 lĩnh vực xi măng – vật liệu xây dựng, bao bì và hóa dầu. Thành công này cũng cho thấy nỗ lực của tập đoàn khi áp dụng chiến lược ESG vào các hoạt động kinh doanh cũng như vai trò dẫn đầu của tập đoàn trong định hướng phát triển bền vững ở khu vực ASEAN”, đại diện tập đoàn cho hay.

Thế Đan (Ảnh: SCG)

Nguồn: vnexpress.net

Bài viết cùng chủ đề: