Tăng trưởng Logistics có tháng sụt giảm thứ 4 liên tiếp so với mức tăng trưởng kỷ lục hồi tháng 3, đạt 60.7 điểm, theo Logictics Manger’s Index (LMI).
Theo báo cáo mới nhất của Logictics Manger’s Index (LMI), tính đến tháng 7, tăng trưởng ngành logistics đã chậm lại, tiếp đà hạ nhiệt từ tháng 4 do sự sụt giảm của các chỉ số vận tải.
Logictics Manger’s Index (LMI) là nhóm nghiên cứu gồm có các giáo sư, chuyên gia từ các trường đại học ở Mỹ trong lĩnh vực logistics kết hợp với Hội đồng các chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng (CSCMP).
Hàng tháng, đơn vị sẽ thu thập câu trả lời của hơn 100 chuyên gia về các chuyển động và xu hướng của ngành logistics thông qua 8 chỉ số chính gồm mức hàng hóa tồn kho, chi phí tồn kho, khả năng lưu kho, hiệu năng sử dụng kho bãi, năng lực vận chuyển, hiệu suất vận chuyển và chi phí vận chuyển.
Các chỉ số này được tổng hợp và thể hiện thông qua chỉ số chung LMI. Theo đó, nếu LMI ở trên mức 50 điểm sẽ cho thấy ngành logistics đang phát triển và ngược lại.
Theo đó, chỉ số LMI tháng 7 đạt mức 60.7, giảm 4 điểm so với tháng 6 và giảm 15 điểm so với mức cao kỷ lục 76.2 được ghi nhận vào tháng 3. Song, bất chấp sự sụt giảm, số liệu tháng 7 vẫn thể hiện tốc độ tăng trưởng lành mạnh trong toàn ngành.
Nguyên nhân của sự phát triển chậm lại của ngành logistics được lý giải do sự đi xuống của các chỉ số vận tải. Chỉ số giá vận tải ghi nhận mức giảm kỷ lục sau hơn 2 năm vào tháng 7 khi đạt 49.5 điểm.
Việc giảm giá kéo dài và mở rộng công suất có thể báo hiệu một cuộc suy thoái vận tải hàng hóa. Theo nhà nghiên cứu Zac Rogers, Phó giáo sư về quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học Bang Colorado (Mỹ), sự khác biệt giữa 2022 và 2019 là do ảnh hưởng của giá xăng cao tới các hãng vận tải nhỏ. Trong năm 2021 ghi nhận ghi nhận nhiều doanh nghiệp vận tải tham gia vào thị trường khi nhu cầu tăng mạnh và giá cao.
“Khi giá khí đốt vẫn tăng đồng thời nhu cầu chậm lại, các hãng vận tải này sẽ là người đầu tiên chịu thiệt hại”, ông Rogers thông tin thêm.
Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế trong lĩnh vực logistics vẫn sẽ tiếp đà sụt giảm bởi các chỉ số về kho bãi và hàng tồn kho. Mức tồn kho vẫn ở mức cao và các nhà kho vẫn sẽ tiếp tục gặp khó với trong việc lưu kho và quản lý khối lượng hàng hóa.
Chỉ số mức tồn kho của LMI đạt 68,8 vào tháng 7, giảm 3 điểm so với tháng 6 và thấp hơn nhiều so với mức cao nhất kỷ lục ghi nhận trong tháng 3. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn báo hiệu sự tăng trưởng vững chắc. Đồng thời, chỉ số năng lực kho bãi ở dưới 50 điểm, sắp chạm mốc 47 điểm, tiếp đà sụt giảm từ tháng 8/2020.
Song, các nhà quản lý logistics vẫn kỳ vọng hoạt động kinh tế trong ngành có thể tiếp tục duy trì mức tăng trưởng trong 12 tháng tới. Chỉ số Dự báo Tương lai dự kiến đạt 62.1 điểm, phù hợp với các dự báo vào tháng 6, theo báo cáo của LMI.
Hồng Thảo (theo Supply Chain)
Nguồn: vnexpress.net